Liên quan đến đường ĐT741 đoạn qua xã Tân Bình (H.Bắc Tân Uyên,Đườngnứtlúndothicôngthiếuđồngbộquỷ Bình Dương) nhiều chỗ bị nứt, lún sụp hai bên lề đường và đường cống thoát nước, ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng do thi công không đồng bộ và có yếu tố chủ quan.
Một số vết nứt trên đường ĐT741 - Ảnh: Đỗ Trường
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đoạn đường ĐT741 đi qua khu vực xã Tân Bình, đến ngã ba Cổng Xanh hai bên đường xuất hiện nhiều vết nứt dài và trên mặt đường nhiều chỗ bị lún từng mảng theo vệt bánh xe. ĐT741 là tuyến đường chính kết nối giữa H.Phú Giáo (Bình Dương) với tỉnh Bình Phước và với trung tâm hành chính của Bình Dương. Đoạn đường này đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng ở một số đoạn vẫn chưa thi công hoàn thiện do chưa giải phóng mặt bằng. Cụ thể, đoạn đi qua xã Chánh Phú Hòa, P.Hòa Lợi (TX.Bến Cát) và P.Định Hòa (TP.Thủ Dầu Một). Theo Ban quản lý (BQL) dự án Đầu tư xây dựng Bình Dương, công trình đường ĐT741 do Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng VRG, thuộc Tập đoàn Cao su VN làm chủ đầu tư. Đoạn đường đi qua xã Tân Bình có chiều dài hơn 1,7km, không có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Để giải quyết tình trạng ngập úng, UBND tỉnh Bình Dương giao cho BQL dự án tổ chức thi công, lắp đặt đoạn cống thoát nước đi qua khu vực này, bằng nguồn vốn ngân sách. Đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng Phúc Cường (Bình Dương).
Đường Mỹ Phước Tân Vạn cũng bị lúnTheo quan sát của PV Thanh Niêntrên đường Mỹ Phước Tân Vạn đoạn qua TX.Thuận An (Bình Dương) một số điểm bị lún theo vệt bánh xe. Trả lời câu hỏi của PV, đại diện chủ đầu tư là Tổng công ty Becamex IDC cho biết đã yêu cầu đơn vị thi công báo cáo giải trình. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư cho biết đường Mỹ Phước Tân Vạn một số đoạn bị lún vệt bánh xe mới chỉ thi công trải nhựa lớp 1 và chưa hoàn thiện.
Sau khi phát hiện các chỗ nứt, lún, BQL dự án đã khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân gây hư hỏng là do phần cống bổ sung không được thi công đồng bộ với phần đường khiến phần thi công sau làm ảnh hưởng đến phần đường đã được thi công trước đó. Chiều sâu chôn cống từ 2,5 đến 3m trong điều kiện thi công vào mùa mưa nên rất khó bảo đảm ổn định của phần lề đường hiện hữu. Ông Hoàng Chí Tâm (60 tuổi, cựu chiến binh xã Tân Bình) cho biết từ lúc công trình hoàn thành chỉ sau vài cơn mưa là bị sụt lở nặng. Bề mặt đường bị xé toạc. Dễ thấy nhất là tại những miệng cống gom nước mưa, do thi công cẩu thả khiến nước mưa gây xói lở, sụt lún tạo hố sâu nguy hiểm. Giải trình trước HĐND tỉnh Bình Dương (ngày 19.7), ông Trần Văn Nam- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho rằng trong quá trình thi công một số vị trí có hiện tượng sụt, lún phần lề sỏi và lề nhựa gia cố. “Nguyên nhân do thi công vào mùa mưa trong phạm vi dải đất hẹp, không được thi công đồng bộ, thi công hệ thống cống sau đã ảnh hưởng đến công trình đường đang khai thác, khó đảm bảo ổn định của phần lề đường hiện hữu”, ông Nam nói. Ngoài ra, theo ông Nam, nguyên nhân chủ quan khác là do biện pháp thi công chưa phù hợp, thi công sâu và phải trả ngay lối đi cho người dân nên đơn vị thi công đã không thực hiện đầy đủ quy trình, dẫn đến một số đoạn lún phần lưng cống. Ông Nam cũng cho biết thêm, UBND tỉnh đã yêu cầu BQL dự án chỉ đạo đơn vị thi công thực hiện ngay các biện pháp khắc phục đảm bảo kết cấu quy định, trả về nguyên trạng phần lề đường. Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu đơn vị thi công phải có giải pháp kỹ thuật phù hợp, tiến hành kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.